Bấm vào hình để xem kích thước thật

Guanfacine phóng thích kéo dài được chấp nhận như thuốc hỗ trợ chất kích thích trong chứng ADHD

Ngày đăng:  03/03/2011

 
Lượt xem: 11804

 

Tổ chức Quản Lý Thuốc và Thực Phẩm Hoa Kỳ đã chấp thuận viên nén guanfacine phóng thích kéo dài như liệu pháp hỗ trợ cho các thuốc kích thích thần kinh như methylphenidate trong việc trị liệu chứng rối loạn tăng động giảm tập trung (ADHD) ở trẻ em và trẻ thành niên.
 

 

Guanfacine là một chất chủ vận chọn lọc trên thụ thể a2 adrenergic, không phải thuốc kích thích thần kinh. Nó được chấp thuận dựa trên kết quả của một cuộc nghiên cứu mù đôi ngẫu nhiên trong 9 tuần trên 455 trẻ ADHD đáp ứng tốt nhất với một mình thuốc kích thích thần kinh. Các bệnh nhân sử dụng thuốc ở liều 1, 2, 3 hoặc 4 mg một lần/ngày vào buổi sáng hoặc buổi tối đã có sự giảm đáng kể trên đường nền trong tổng số điểm đánh giá ADHD so với bệnh nhân sử dụng giả dược (placebo).
 “Việc chấp nhận INTUNIV (biệt dược của guanfacine) cho trị liệu ADHD như là liệu pháp hỗ trợ thuốc kích thích thần kinh đã cung cấp cho các bác sĩ một lựa chọn chữa trị mới cho bệnh nhân và trẻ thành niên bị ADHD mà đáp ứng tốt nhất với liệu pháp kích thích hiện tại của họ, nhà điều tra hàng đầu - bác sĩ Robert Findling nói. Ông là trưởng khoa tâm thần trẻ em và trẻ thành niên ở Trung tâm University Hospitals Case Medical  và là giáo sư khoa tâm thần và khoa nhi ở trường dự bị đại học Y khoa Western ở Cleveland, Ohio.
Trong các thử nghiệm lâm sàng, phản ứng có hại phổ biến nhất, chiếm hơn 5% bệnh nhân dùng guanfacine phóng thích kéo dài là ngủ gà, mệt mỏi, mất ngủ, chóng mặt, và đau bụng. Những phản ứng có hại khác quan sát được bao gồm hạ huyết áp, chậm nhịp tim, và ngất. Khi kê toa cần lưu ý theo dõi nhịp tim và huyết áp của bệnh nhân trước khi bắt đầu điều trị, sau khi tăng liều, và theo dõi định kỳ trong khi điều trị.
Hiệu quả của guanfacine phóng thích kéo dài trong hơn 9 tuần không được nghiên cứu một cách có hệ thống, và các bác sĩ lâm sàng khi kê toa cần đánh giá định kỳ hiệu quả của nó trong trị liệu dài hạn.
Nguồn: http://www.medscape.com/viewarticle/738085

Đăng bởi: DS. Quang Ánh Nguyệt

[Trở về]

Các tin khác