Thích thú trong khi chơi có thể dự đoán khả năng thành công của chương trình can thiệp tự kỷ tại nhà
Ngày đăng: 02/05/2011
Lượt xem: 6582
Chương trình hướng dẫn cho cha mẹ can thiệp tự kỷ tại nhà dường như có lợi cho trẻ tự kỷ chơi với ít đồ chơi nhất.
Một nghiên cứu mới cho thấy ở trẻ nhỏ có những biểu hiện sớm của bệnh tự kỷ thì dựa vào mức độ thích thú với đồ chơi có thể dự đoán khả năng đáp ứng đối với chương trình hướng dẫn cho cha mẹ can thiệp.
Nghiên cứu bao gồm 51 trẻ nam và 11 nữ lớn hơn 2 tuổi đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn tự kỷ. Trẻ được chọn lựa ngẫu nhiên để đưa vào một trong hai phương pháp điều trị chuẩn (nhóm chứng) và chương trình nhiều hơn lời nói của Hanen (the Hanen’s More Than Words program).
Chương trình nhiều hơn lời nói của Hanen được thực hiện nhằm mục đích thúc đẩy khả năng giao tiếp, phát triển ngôn ngữ và các kỹ năng xã hội cho cha mẹ tại nhà. Trong chương trình này, phụ huynh học cách để giúp trẻ giao tiếp. Ví dụ như: khuyến khích giao tiếp mắt và nói những câu đơn giản từ nhận thức của trẻ.
Nhìn chung, các kỹ năng giao tiếp của trẻ trong chương trình này cho thấy không có cải thiện khi so sánh với nhóm chứng.
Tuy nhiên, chương trình lại cho thấy lợi ích ở một nhóm trẻ. Đó là những trẻ chơi ít đồ chơi hơn (được đánh giá vào lúc bắt đầu nghiên cứu) cho thấy có sự cải thiện tốt hơn so với nhóm chứng. Cụ thể như là: trẻ đã giao tiếp mắt tốt hơn; biết chỉ hoặc cầm đồ vật trẻ quan tâm; chỉ hoặc đưa một món đồ chơi cho người nghiên cứu.
Hiệu quả này kéo dài ít nhất là bốn tháng sau khi chương trình kết thúc, các nhà nghiên cứu ghi nhận.
Nghiên cứu được tài trợ bởi học Viện Nghiên cứu Tự kỷ Marino và các tổ chức tuyên truyền vận động Tự kỷ (được xuất bản trực tuyến vào ngày 22 Tháng 3 trên Tạp chí Tâm lý và tâm thần trẻ em).
"Báo cáo này cho chúng ta hiểu biết thêm công việc can thiệp trẻ tự kỷ. Nó sẽ giúp cho chúng ta chọn chương trình can thiệp thích hợp cho từng trẻ và không lãng phí thời gian theo các chương trình can thiệp không phù hợp”.
Đồng tác giả -Wendy Stone- giám đốc của Trung tâm Tự kỷ ở Đại học
Đăng bởi: BS. Đặng Ngọc Thạch - Khoa Tâm Lý- Bệnh viện Nhi Đồng 2
Các tin khác
THÔNG TIN THUỐC THÁNG 5 / 2013 21/08/2013
THÔNG TIN THUỐC THÁNG 6 / 2013 21/08/2013