Bấm vào hình để xem kích thước thật

Xử trí khi trẻ bị phỏng

Ngày đăng:  14/09/2011

 
Lượt xem: 10003

Phỏng là tổn thương của da, tổ chức dưới da, phần mềm do tác động của hóa chất, của nhiệt, của điện … Nguyên nhân gây phỏng: thường do nước sôi, điện, lửa, hóa chất, dầu  ăn ….

 

Độ sâu của phỏng

      Độ I: chỗ da bị phỏng đau rát nhiều, khi lành không để lại sẹo

Độ II: phá hủy một phần lớp biểu bì và lớp 

Độ III: phá  hủy toàn bộ lớp biểu bì và lớp bì, khi lành  để lại sẹo xấu, sẹo lồi .

  cứu :

·   Loại bỏ ngay các tác nhân gây phỏng:

 +  Lửa cháy dập lửa bằng nước 

 + Nếu điện thì cắt ngay nguồn điện, dùng cây gỗ để gạt bỏ dây điện, kéo nạn nhân ra xa nguồn điện

 + Nếu tác nhân gây phỏng là thức ăn nóng, nước sôi phải cởi bỏ ngay quần áo nạn nhân, rửa trôi thức ăn còn bám trên da

·   Ngâm rửa vết phỏng vào nước lạnh càng sớm càng tốt sẽ hạn chế được bỏng sâu

·   Băng ép tạm thời vết bỏng bằng gạc, vải mùng, vải sạch để hạn chế vết thương nhiễm khuẩn, phù nề, giảm đau

·   Không được đắp bất cứ thứ gì lên vết phỏng (nước mắm, kem đánh răng,…) vì dễ gây  nhiểm  trùng

Sau khi sơ cứu trẻ cần được đưa đến ngay bệnh viện để khám và điều trị

Dự phòng phỏng là tốt nhất:

  • Không để trẻ em chơi đùa gần bếp lửa, các ổ cắm điện
  • Không để xăng dầu, các chất dể cháy ở nơi sinh hoạt
  • Các vật dụng có thể gây phỏng (ấm nước sôi, bình thủy, ổ điện,….) phải để xa tầm tay của trẻ

 Khi trẻ đã bị phỏng dù ít hay nhiều, đa số đểu để lại di chứng và chấn thương tâm lý cho trẻ vể sau

Đăng bởi: Khoa Bỏng Chỉnh Trực

[Trở về]

Các tin khác

Tắc ruột vì  14/01/2021