Chấn thương niệu đạo
Ngày đăng: 19/11/2012
Lượt xem: 13880
Niệu đạo trước bao gồm niệu đạo dương vật và niệu đạo hành, bắt đầu từ miệng sáo đến cân đáy chậu. Toàn bộ chiều dài của niệu đạo trước được bao bọc bởi thể xốp.
Niệu đạo sau bao gồm niệu đạo màng và niệu đạo tiền liệt tuyến, bắt đầu từ cân đáy chậu đến cổ bàng quang. Niệu đạo màng được bao quanh bởi cơ thắt vân niệu đạo còn niệu đạoo tiền liệt tuyến đươc bao bọc bởi tiền liệt tuyến
Cân Buck bao quanh thể hang và thể xốp, một đầu gắn vào mặt dưới của qui đầu ở rãnh vành, đầu còn lại bao lấy hai trụ của thể hang và phần hành của thể xốp. Khi vỡ niệu đạo trước, nếu cân Buck còn nguyên vẹn thì nước tiểu và máu thoát ra chỉ làm phù nề và bầm tím dương vật mà thôi.
Cân Colles che phủ cân đáy chậu nông, hai bên gắn vào ụ ngồi, ngành dưới xương mu và cân nông của đùi. Phía trước cân Colles liên tục với cân Dartos của bìu và cân Scarpa của thành bụng. Khi cân Buck bị phá vỡ, máu và nước tiểu lan ra nằm trong cân Colles tạo ra hình cánh bướm, đôi khi có thể lan dọc ra thành bụng trước.
Các nguyên nhân thường gặp của vỡ niệu đạo trước? Chấn thương vùng đáy chậu là nguyên nhân thường gặp nhất gây vỡ niệu đạo trước. Các nguyên nhân khác bao gồm: vết thương niệu đạo do hoả khí hoặc do dao đâm, chấn thương niệu đạo sau các thủ thuật niệu khoa, chấn thương niệu đạo đi kèm với gãy dương vật
Nguyên nhân thường gặp của vỡ niệu đạo sau?- Ða số là do gãy khung chậu do tai nạn, thường nhất là tai nạn giao thông.
Các dấu hiệu gợi ý đến vỡ niệu đạo?- Tất cả các bệnh nhân có bệnh sử chấn thương vùng hội âm, đặc biệt nếu có gãy khung chậu, phải luôn luôn lưu ý đến tình trạng vỡ niệu đạo kèm theo. Hai dấu hiệu thường gặp nhất là ra máu ở lổ sáo và bệnh nhân không đi tiểu được. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có đủ hai dấu hiệu này. Những trường hợp chấn thương niệu đạo nặng có thể có mảng máu tụ lan rộng ở dương vật và / hoặc đáy chậu..?
Khi gãy khung chậu có vỡ niệu đạo sau, thăm khám trực tràng sẽ thầy gì? - Có thể thấy được tiền liệt tuyến bị đẩy lên cao do khối máu tụ ở vùng chậu. Trong những trường hợp vỡ niệu đạo sau phức tạp, có thể sờ được chỗ rách ở mặt trước trực tràng, qua chỗ rách này có thể sờ thấy mảnh xương gãy. Khi rút tay, có máu dính theo găng tay.
Cần làm gì khi nghi ngờ có vỡ niệu đạo? - Nếu các dấu hiệu lâm sàng gợi ý có vỡ niệu đạo, tuyệt đối không được đặt thông vào niệu đạo vì sẽ làm cho thương tổn niệu đạo càng nặng nề hơn. Việc cần làm là phải mở bàng quang ra da để chuyển lưu nước tiểu. Chỉ tiến hành chụp niệu đạo- bàng quang ngược chiều có cản quang khi các thương tổn niệu đạo đã ổ định và sẽ chụp trong vòng 24 giờ trước khi tiến hành phẫu thuật tái tạo niệu đạo.
Ðiều trị vỡ niệo đạo trước? - Xử trí ban đầu của một trường hợp vỡ niệu đạo trước, dù vỡ hoàn toàn hay vỡ không hoàn toàn bao giờ cũng là chuyển lưu nước tiểu bằng cách mở bàng quang ra da trên xương mu. Sau một vài tuần, bệnh nhân sẽ được đánh giá lại tình trạng niệu đạo bằng cách chụp niệu đạo- bàng quang ngược chiều. Nếu có hẹp niệu đạo thì sẽ điều trị tiếp theo như trong bài hẹp niệu đạo.
Các trường hợp vết thương niệu đạo trước phải được mổ ngay. Trước hết phải xử trí các thương tổn đi kèm. Nếu đoạn niệu đạo bị tổn thương ít thì có thể tiến hành tạo hình niệu đạo ngay thì đầu. Nếu đoạn niệu đạo bị tổn thương dài thì phải cắt lọc (cố gắng giữ lại mô niệu đạo càng nhiều càng tốt), chuyển lưu nước tiểu trên xương mu. Niệu đạo sẽ được mổ tạo hình thì hai?
Ðiều trị vỡ niệu đạo sau? - Ðiều trị ban đầu là chuyển lưu nước tiểu bằng cách mở bọng đái ra da trên xương mu. Trong lúc mở bàng quang, cần quan sát tình trạng của bàng quang để sửa chữa kịp thời các thương tổn. Sau 4 - 6 tháng, sẽ tiến hành tạo hình niệu đạo.
Đăng bởi: Ths.Bs.Phạm Ngọc Thạch - Khoa Ngoại Niệu
Các tin khác
Cảnh giác chấn thương thận kín ở trẻ em 12/07/2023
Tắc ruột vì 14/01/2021