Bấm vào hình để xem kích thước thật

Đặc điểm lâm sàng và giá trị dấu hiệu cảnh báo tiên đoán sốc ở trẻ em mắc Sốt xuất huyết Dengue theo bảng phân loại mới của WHO 2009

Ngày đăng:  24/10/2013

 
Lượt xem: 13515

Tóm tắt

Nguyễn Ngọc Rạng*, Trương Thị Mỹ Tiến*, Dương Kim Thu*, Tôn Quang Chánh*,
 Đinh Thị Bích Loan*

Mục tiêu: Bảng phân loại mới của WHO chia Sốt xuất huyết làm 3 nhóm: Sốt xuất huyết Dengue (SXHD), SXHD có dấu cảnh báo (SXHDCB) và SXHD nặng. Mục đích của nghiên cứu này nhằm xác định các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của SXHD theo bảng phân loại mới, đồng thời đánh giá các dấu hiệu cảnh báo trong tiên đoán vào sốc.

Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu tất cả các trường hợp SXHD nhập viện trong năm 2003 đã xác định nhiễm Dengue bằng phân lập virut hoặc xét nghiệm Mac Elisa phát hiện kháng thể IgM. Ghi nhận tất cả các dấu hiệu lâm sàng, các xét nghiệm và siêu âm vào bệnh án chuẩn soạn sẵn.

Kết quả: Có tất cả 610 được chẩn đoán SXHD lúc ra viện gồm 227(37%) SXHD, 198 (32%) SXHDCB và 185 (30%) SXHD nặng. Có 2 trường hợp SXHD nặng không sốc (1 viêm não, 1 suy gan nặng) mà bảng phân loại cũ không xếp loại được. Không có sự khác biệt về các dấu lâm sàng không đặc hiệu (nhức đầu, nhức cơ, phát ban và niêm mạc mắt sung huyết) giữa 3 nhóm. Riêng dấu dây thắt (+) có tỉ lệ cao nhất (80%) ở nhóm SXHD nặng (p=0,000). Có sự khác biệt về số lượng bạch cầu, tiểu cầu, dung tích hồng cầu (DTHC), thời gian PT và APTT giữa 3 nhóm. Tỉ lệ dịch ổ bụng và màng phổi trên siêu âm chiếm khoảng 35% ở nhóm SXHD, 45% ở nhóm SXHDCB và 90% ở nhóm SXHD nặng.Trong phân tích đa biến, 5 dấu hiệu cảnh báo độc lập có giá trị tiên đoán vào sốc là: li bì hoặc bứt rứt, gan to > 2 cm, DTHC > 42%, dịch ổ bụng và dịch màng phổi.

Kết luận: Bảng phân loại mới đơn giản và bao phủ được các trường hợp SXHD nặng có biểu hiện bất thường. Chưa có sự phân biệt rõ về tiểu cầu, DTHC, PT, APTT, dịch ổ bụng và dịch màng phổi giữa nhóm SXHD có và không có dấu cảnh báo. Năm dấu hiệu cảnh báo có giá trị tiên đoán vào sốc là: li bì-bức rứt, gan to > 2cm, DTHC > 42%, dịch ổ bụng và dịch màng phổi.

Từ khóa: Sốt xuất huyết Dengue, dấu hiệu cảnh báo

Abstract

CLINICAL FEATURES AND THE VALUES OF WARNING SIGNS IN PREDICTING SHOCK AMONG CHILDREN WITH DENGUE FEVER IN AN GIANG HOSPITAL ACCORDING TO THE REVISED DENGUE CASE CLASSIFICATION OF WHO 2009

Nguyen Ngoc Rang, Truong Thi My Tien, Duong Kim Thu, Ton Quang Chanh, Dinh Thi Bich Loan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 20 – 27

Objectives: Clinical features and the values of warning signs to predict shock among children with dengue fever in An Giang Hospital according to the revised Dengue case classification of WHO 2009.

The revised Dengue case classification of WHO classified Dengue infection as: Dengue fever (DF), DF with warning signs and severe Dengue. The objective of this study is to determine the clinical and paraclinical features according to the new WHO classification of DF and evaluate the value of warning signs to predict shock among children with DF.

Methods: A retrospective cohort study design enrolled all patients under 14 years of age, admitted to Pediatric ward of An Giang Hospital in year 2003. The diagnosis of dengue infection was confirmed either by viral isolation or by Mac Elisa test detecting IgM antibodies. All clinical symptoms or signs, laboratory and ultrasonography results were noted in case report form.

Results: There were 610 patients with discharge diagnosis of DF including 227 (37%) DF, 198 (32%) DF with warning signs and 185 (30%) severe dengue. Two patients with severe dengue without shock (1 encephalitis and 1 hepatic failure) were unable to classify into the previous WHO classification system. The non-specific clinical symptoms (headache, myalgia, rash and conjuctival congestion) were not statistically different among 3 groups. The prevalence of positive tourniquet test was highest (80%) in patients with severe dengue (p=0.000). White blood cell count, platelets, hematocrit, PT and APTT were statistically different among 3 groups. The frequency of ascites and pleural effusion on ultrasonography was approximately 35% in DF, 45% in DF with warning signs and 90% in severe dengue. Five warning signs independently related to prediction of developing shock were: lethargy or restlessness, liver enlargement > 2 cm, hematocrit > 42%, ascites and pleural effusion.

Conclusions: The revised dengue case classification is simple and cover the diagnosis for all severe dengue with unusual manifestations. The laboratory indicators (platelets, hematocrit, PT and APTT) and ultrasonogaphy signs (ascites, pleural effusion) were not discriminate clearly between DF and DF with warning signs. Five warning signs with good prediction of developing shock were: lethargy or restlessness, liver enlargement > 2 cm, hematocrit > 42%, ascites and pleural effusion.

Key words: Dengue fever, warning signs.

Đăng bởi: Phòng Chỉ Đạo Tuyến

[Trở về]

Các tin khác