Bổ sung sắt một, hai hoặc ba lần 1 tuần cải thiện sức khỏe và sự phát triển ở trẻ em dưới 12 tuổi
Ngày đăng: 26/05/2014
Lượt xem: 14170
Khoảng 600 triệu trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo và đi học bị thiếu máu trên toàn thế giới. Người ta ước lượng rằng một nửa các trường hợp này là thiếu máu do thiếu sắt. Sự thiếu máu, thiếu sắt trong thời thơ ấu có thể làm chậm sự tăng trưởng, giảm sự vận động và phát triển của não, làm gia tăng bênh tật và tử vong.
Nếu thiếu máu không được điều trị kịp thời, vấn đề này có thể kéo dài ảnh hưởng đến cuộc sống sau này. Sử dụng viên uống bổ sung có chứa sắt (đôi khi kết hợp với acid folic, các vitamin và nguyên tố vi lượng khác ) trên cơ sở hằng ngày cho thấy có sự cải thiện về sức khỏe ở trẻ em nhưng việc sử dụng này bị hạn chế bởi vì sự bổ sung có thể tạo ra các phản ứng phụ như buồn nôn, táo bón, răng xỉn màu. Có ý kiến cho rằng sử dụng sắt một, hai hoặc ba lần trong một tuần (được biết như là việc bổ sung không liên tục) có thể làm giảm tác dụng phụ và dễ nhớ thời gian sử dụng hơn, do đó khuyến khích các em tiếp tục sử dụng các chất bổ sung sắt.
Chúng tôi đã phân tích 33 nguyên cứu liên quan đến 13.314 trẻ em (49% là nữ) từ 20 quốc gia ở Châu Mỹ Latin, Châu Phi và Châu Á, đánh giá việc bổ sung sắt không liên tục, một mình hoặc kết hợp với các vitamin và khoáng chất khác, và kết quả dinh dưỡng, sự phát triển của trẻ em từ lúc sinh ra cho đến 12 tuổi so với giả dược, không bổ sung và bổ sung hàng ngày. Các nguyên cứu có chất lượng tổng hợp.
Nhìn chung, kết quả của chương trình này chỉ ra rằng cho trẻ em uống bổ sung sắt một mình hoặc kết hợp với các vitamin và khoáng chất khác một, hai hoặc ba lần trong một tuần làm giảm một nửa nguy cơ thiếu máu so với nhóm không được bổ sung sắt hoặc dùng giả dược. Cho trẻ em bổ sung sắt trên cơ sở gián đoạn có hiệu quả như bổ sung hằng ngày để cải thiện nồng độ hemoglobin và ferritin, mặc dù những trẻ em được bổ sung sắt không liên tục có nguy cơ cao hơn của việc thiếu máu.Chúng tôi nhằm mục đích kiểm tra sự tác động của việc bổ sung không liên tục lên bệnh tật, tử vong và các hoạt động về thể chất cũng như việc học hành của trẻ với các tác dụng phụ khác.
Tóm lại, bổ sung sắt không liên tục mang lại hiệu quả trong việc cải thiện nồng độ hemoglobin và giảm nguy cơ thiếu máu hoặc thiếu sắt ở trẻ em dưới 12 tuổi khi so sánh với những trẻ dùng giả dược hoặc không dùng thuốc nhưng nó kém hiệu quả hơn so với bổ sung sắt hằng ngày trong việc ngăn ngừa và kiểm soát tình trạng thiếu máu. Bổ sung không liên tục có thể là một giải pháp có tính khả thi của chương trình y tế công cộng ở những nơi mà việc bổ sung hằng ngày đã không thành công hoặc chưa thực hiện được.
Nguồn:http://summaries.cochrane.org/CD009085
Đăng bởi: DS. Hoàng Hoài Anh
Các tin khác
Ai có nguy cơ bị COVID -19 cao nhất? 26/06/2020