Vaccine ho gà dường như là an toàn cho phụ nữ mang thai
Ngày đăng: 14/11/2014
Lượt xem: 7475
Tiêm Tdap vaccine (Tetanus- diphtheria- pertussis: uốn ván- bạch hầu- ho gà) trong 3 tháng cuối thai kỳ thì an toàn cho thai nhi.
Tiến sĩ Elyse Kharbanda của Viện HealthPartners Giáo dục và nghiên cứu của Minneapolis, Minnesota nói rằng Tdap vaccine không làm gia tăng nguy cơ về sanh non, nhẹ cân hoặc là biến chứng thai kỳ nghiêm trọng được biết như là tiền sản giật.
Kharbanda nói “ Vaccine là lựa chọn tốt nhất mà chúng tôi có hiện tại để phòng ngừa ho gà ở trẻ sơ sinh, và nghiên cứu của chúng tôi củng cố cho việc tiêm ngừa của phụ nữ trong lúc mang thai”.
Phụ nữ mang thai cần thiết tiêm Tdap để có được sự bảo vệ chống lại ho gà, cũng được gọi là whooping cough, trong suốt 2 tháng đầu trong cuộc sống của đứa trẻ.
Kharbanda nói khi phụ nữ mang thai nhận vaccine khoảng từ 27 đến 36 tuần thai, họ tạo ra kháng thể chống lại ho gà mà nó truyền sang cho đứa trẻ chưa sanh ra.
Theo Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật của Hoa kỳ ( CDC) trẻ em không thể tiêm ngừa để chống lại ho gà cho đến khi được 2 tháng tuổi, và trong suốt thời gian đó, kháng thể mà chúng được thừa hưởng từ mẹ là hàng rào phòng thủ duy nhất để chúng chống lại với vi khuẩn có khả năng gây chết người này.
Năm 2011, CDC khuyến cáo tiêm ngừa Tdap cho tất cả phụ nữ mang thai, một năm sau bang California đưa ra khuyến cáo tương tự liền sau đó của đợt dịch họ gà, các tác giả nghiên cứu nói trong thông tin nền của nghiên cứu .
Theo CDC ,trong suốt năm 2012, gần 50 000 trường hợp ho gà được báo cáo về CDC, bao gồm 20 trường hợp tử vong liên quan đến ho gà mà chủ yếu xuất hiện ở trẻ nhũ nhi dưới 3 tháng tuổi. Đây là hầu hết những trường hợp được báo cáo nhiều nhất từ năm 1995, và tỉ lệ trong trẻ nhũ nhi đã vượt quá tất cả các nhóm tuổi khác.
Để đánh giá độ an toàn của vaccine Tdap đối với phụ nữ mang thai, các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu của hơn 123 000 phụ nữ sinh sống( sinh em bé còn sống- ND) ở khoảng năm 2010- 2012. Ở những phụ nữ này, khoẳng 1/5 đã nhận vaccin Tdap trong lúc mang thai.
Tỉ lệ sanh non cũng như là sanh nhẹ cân không thay đổi đáng kể giữa nhóm tiêm ngừa và không tiêm ngừa.
Các nhà nghiên cứu đã báo cáo rằng trong số phụ nữ mang thai, 8.4% người nhận được Tdap trong thời gian mang thai và khoảng 8.3% phụ nữ không nhận vaccine thì có sanh trẻ nhẹ cân. Nghiên cứu thấy rằng tỉ lệ sanh non trong số phụ nữ nhận vaccine Tdap trong thời gian mang thai vào lúc 36 tuần hoặc sớm hơn là 6.3%, trong khi đó tỉ lệ ở nhóm phụ nữ không nhận vaccine là 7.8%.
Kharbanda nói vaccine cũng không gia tăng đáng kể nguy cơ của phụ nữ bị tiền sản giật hoặc bất kỳ bệnh nào khác liên quan đến cao huyết áp trong thời gian mang thai.
Nghiên cứu cũng thấy rằng phụ nữ nhận vaccine Tdap có sự gia tăng nhẹ nguy cơ bị viêm màng ối gây nên nhiễm khuẩn, tình trạng được gọi là nhiễm trùng ối (6.1% ở nhóm nhận vaccine so với 5.5% ở nhóm không nhận vaccine).
Kharbanda nói tuy nhiên, việc viêm đã không xuất hiện như là nguyên nhân của việc gia tăng số lượng sanh non. là mối đe dọa chủ yếu gây ra do nhiễm trùng ối trong thời gian mang thai.
Tiến sĩ Laura Riley, Giám đốc của Labour and Delivery của Bệnh viện đa khoa Masachusetts ở Boston , người không có liên quan đến nghiên cứu nói rằng những kết quả tìm thấy củng cố nghiên cứu trước đó rằng Tdap không phải là một vaccine sống, vì vậy, trẻ sơ sinh không thể bị ho gà từ chính vaccine này.
Riley nói rằng: Dân chúng ở Anh quốc, họ đã xây dựng một chính sách tương tự và nó đưa đến sự giảm đáng kể các trường họp bị ho gà và tử vong ở sơ sinh. Cô thêm vào: “ Hoa kỳ chưa làm tốt trong việc thực hiện như là họ đã làm ở Vương quốc Anh, nhưng họ đang làm điều đó”.
Cả Riley và Kharbanda nói rằng tất cả phụ nữ mang thai nên nhận vaccine, và họ nên nhận riêng lẻ Tdap tùy theo từng người.
Riley nói rằng các nghiên cứu đã cho thấy rằng đáp ứng kháng thể của họ bắt đầu giảm theo thời gian, và nó có thể không đủ hoàn toàn để bảo vệ cho đứa trẻ kế tiếp”.
Các kết quả trên được xuất bản trên tập 12 tháng 11 của tờ Journal of the American Medical Association.
Đăng bởi: ĐD Liên Kim ( theo Journal of the American Medical Association)
Các tin khác
Ai có nguy cơ bị COVID -19 cao nhất? 26/06/2020