Bấm vào hình để xem kích thước thật

Cha mẹ và trẻ sợ gì nhất khi đến phòng khám.

Ngày đăng:  16/10/2018

 
Lượt xem: 6243

Sợ bác sĩ là phổ biến trong số các bé tuổi vườn trẻ, và việc đi đến phòng khám có thể gây nên lo âu ngang nhau giữa cha và mẹ.

Theo một khảo sát gồm 726 cha mẹ thì một nửa trẻ từ 2 đến 5 tuổi sợ đi gặp bác sĩ. Và số trẻ khó chịu khi cứ 5 cha mẹ thì có 1 nói rằng họ thấy khó tập trung vào việc bác sĩ  hoặc điều dưỡng đang nói gì. Một số khác cũng nói rằng họ đã hoãn hoặc hủy các cuộc hẹn tái khám hoặc chích ngừa do nỗi sợ của con mình.

Sarah Clark nói trong bản tin của trường đại học rằng:” Tái khám thường xuyên là quan trọng trong thời gian đầu của thời niên thiếu, không chỉ bởi vì các dịch vụ phòng ngừa quan trọng như chủng ngừa, mà còn bởi vì nó cung cấp cho cha mẹ cơ hội để thảo luận những quan ngại về sức khỏe với bác sĩ nhi khoa.. Cô nói “ Nếu trẻ sợ đến khám bệnh, việc đi đến kiểm tra sức khỏe là một thách thức cho cả gia đình.”

Sợ bị tiêm (66%), và sợ người lạ (43%) và lý do chủ yếu để sợ ở trẻ 2 đến 3 tuổi. Sợ bị tiêm cũng là lý do phổ biến ở nhóm trẻ 4 đên 5 tuổi (89%), kế đến là sợ người lạ (14%) và những ký ức tồi tệ của bị bệnh (13%).

Và rối loạn của trẻ nó lây lan. 9% cha mẹ nói rằng đôi khi họ đã tránh đặt quan ngại hoặc là đặt câu hỏi bởi vì con của họ bị buồn chán trong lúc đi khám bệnh.

4% thì nói rằng họ đã hoãn tiêm ngừa, và 3% đã hủy các cuộc khám bởi vì nỗi sợ của trẻ.

Clark nói “ Cha mẹ nói rằng nguồn gốc lớn nhất của nỗi sợ là ám ảnh kim tiêm, nó có thể đặc biệt khó khăn với trẻ nhỏ hơn cần tiêm ngừa thường xuyên hơn. Nỗi sợ của trẻ về mũi tiêm có thể trầm trọng khi chúng nhận thức được sự lo âu của cha mẹ và nó có thể thường khó để dỗ trẻ trong suốt cuộc khám.”

Cô đề nghị cha mẹ hỏi nhân viên y tế làm thế nào để giảm nỗi sợ của trẻ về tiêm. Phương pháp bao gồm cha mẹ ôm con của mình, làm xao lãng trẻ bằng cấc bài hát, các đoạn video, hoặc ngay cả ho ngắn trước khi thực hiện mũi tiêm.

Clark nói” Việc nói với trẻ rằng sẽ không có mũi tiêm nào lúc đi khám khi trẻ chuẩn bị tiêm ngừa hoặc nói” sẽ không có tổn thương” có thể làm ngược lại và chỉ là gia tăng sự lo âu thêm cho những lần đi khám sau này.”

Đăng bởi: ĐD Liên Kim (theo University of Michigan)

[Trở về]

Các tin khác