Bấm vào hình để xem kích thước thật

Chloroquine có thực sự hiệu quả trong điều trị Covid – 19 hay không?

Ngày đăng:  23/03/2020

 
Lượt xem: 5178

Các thông tin gần đây cho rằng Chloroquine (một loại thuốc dùng điều trị sốt rét) có tác dụng điều trị và ngừa nhiễm COVID – 19 khiến nhiều người mua và trữ thuốc tại nhà, điều này rất nguy hiểm. Xin gửi đến đọc giả bài báo đăng trên tạp chí Science vừa được xuất bản liên quan đến vấn đề này.

   Trong cuộc họp báo gần đây, ông Donald Trump đã gọi chloroquine và hydroxychloroquine là thứ làm thay đổi cục diện cuộc chiến COVID – 19. Nhận xét của ông đã làm bùng nổ nhu cầu cao về thuốc chống sốt rét hàng thập kỷ nay.

   Hội đồng khoa học của Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) ban đầu đã quyết định loại bỏ 2 thuốc này ra khỏi thử nghiệm nhưng buộc phải thay đổi trong cuộc họp ngày 13/03/2020 tại Geneva khi loại thuốc này đã nhận được sự chú ý tại nhiều quốc gia. Chính sự quan tâm này đã khiến TTYTTG phải kiểm tra lại các bằng chứng mới nổi để đưa ra quyết định về vai trò điều trị COVID – 19 của nhóm thuốc này.

 

   Các dữ liệu có sẵn rất mỏng manh, chloroquine và hydroxychloroquine hoạt động bằng cách giảm nồng độ a-xít trong bào tương của tế bào người bệnh, ngăn virus thông thường đi vào tế bào qua con đường tiêu thụ vật liệu ngoại lai vào trong tế bào. Tuy nhiên lối vào chính của SARS-CoV-2 lại là một cách khác, sử dụng cái gọi là protein tăng đột biến gắn vào thụ thể trên bề mặt tế bào người để mở cửa đi vào. Các nghiên cứu trên tế bào trong phòng thí nghiệm (in vitro) cho thấy chloroquine có một số tác động chống lại SARS-CoV-2 nhưng phải cần liều cao và gần với ngưỡng gây ngộ độc. Các nghiên cứu trước đây cũng cho kết quả tương tự in vitro đối với bệnh Sốt xuất huyết Dengue và sốt Chikungunya (cũng lây truyền qua muỗi đốt), nhưng chưa hề thử nghiệm ở người vì khi thử nghiệm trên loài linh trưởng bị nhiễm Chikungunya cho thấy tình trạng bệnh tồi tệ hơn khi dùng chloroquine.

   Kết quả từ bệnh nhân COVID – 19 rất mờ mịt. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc báo cáo điều trị cho hơn 100 bệnh nhân bằng chloroquine đã nói về lợi ích của nó trong một lá thư gửi BioScience, nhưng dữ liệu về tuyên bố này chưa được công bố. Nói chung, hơn 20 nghiên cứu COVID – 19 ở Trung Quốc đã sử dụng chloroquine hoặc hydroxychloroquine nhưng mức độ tin cậy thấp vì kết quả của chúng rất khó đạt được.

   Các nhà nghiên cứu ở Pháp đã công bố một nghiên cứu trong đó họ đã điều trị cho 20 bệnh nhân COVID – 19 bằng hydroxychloroquine. Họ kết luận rằng thuốc làm giảm đáng kể tải lượng virus trong vùng mũi họng. Nhưng nó không phải là một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng (nghĩa là mức độ tin cậy thấp) và nó đã không báo cáo kết quả liên quan đến lâm sàng. Trong hướng dẫn được công bố gần đây của US Society of Critical Care Medicine, không có đủ bằng chứng để đưa ra khuyến nghị về việc sử dụng chloroquine hoặc hydroxychloroquine ở người trưởng thành bị bệnh COVID – 19 mức độ nặng.

   Chloroquine hay hydroxychloroquine nói riêng có thể gây hại nhiều hơn là có lợi. Thuốc có nhiều tác dụng phụ và trong những trường hợp hiếm gặp có thể gây hại cho tim mạch. Vì những người mắc bệnh tim có nguy cơ cao mắc COVID – 19 nghiêm trọng hơn, đó là một vấn đề đáng lo ngại. Hơn nữa, việc vội vàng sử dụng thuốc cho COVID – 19 có thể khiến những người cần thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp hoặc sốt rét khó khăn hơn.

(Trích tạp chí Science Vol.367 Issue 6484 – 20/03/2020)

 

Đăng bởi: Ths.BS NGUYỄN ĐÌNH QUI (ban Website)

[Trở về]

Các tin khác

Tin kháng sinh 03/06/2015