KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂM SÓC DINH DƯỠNG Ở TRẺ ≤ 6 THÁNG ĐẾN KHÁM LẦN ĐẦU TẠI PHÒNG KHÁM DINH DƯỠNG BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG II 2008-2009
Ngày đăng: 31/05/2009
Lượt xem: 11025
MỤC TIÊU : Xác định tỷ lệ các đặc điểm dịch tễ học (DTH) phương pháp chăm sóc, mức độ phát triển thể chất của trẻ <= 6 tháng đến khám tại Phòng khám Dinh Dưỡng Bệnh viện Nhi Đồng 2 (PKDD BVNDII)
PHƯƠNG PHÁP : Cắt ngang mô tả
KẾT QUẢ : Trong số 262 trẻ đến khám:
Đặc điểm dịch tễ học dân số nghiên cứu:
Đa số các bé là con đầu lòng đựơc sanh thường tại các bệnh viên sản nội thành, phần lớn đủ cân lúc sanh. Các bé được đưa đi khám phần lớn vì lý do dinh dưỡng (biếng ăn, chậm lên cân) hoặc vì mắc bệnh cấp tính (hô hấp, tiêu hóa … ).
Tỷ lệ các phương pháp nuôi dưỡng trẻ :
Trong 262 trẻ trong nhóm nghiên cứu có độ tuổi từ 0-6 tháng chỉ có 17,9 % trẻ được bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi , đối với những trường hợp có được cho sử dụng sữa công thức hoặc có cho ăn dặm kèm theo (191 trẻ) đa phần vì lý do mẹ cho rằng mình không đủ sữa (44%), mẹ phải đi làm sớm (19%), các lý do khác: mẹ sợ sữa mình bị nóng/sữa mẹ không đủ chất bằng sữa bột /mẹ sanh mổ/bệnh lý mẹ /biến dạng vú chiếm khoảng 36% .
Trong nhóm 197 trẻ có được cho bú mẹ , chỉ có 25% trẻ được cho bú trong vòng ½ giờ sau sanh , chỉ 43% bà mẹ bbiết cách cho bú đúng (bú cạn sữa cuối dòng) .
Các bé đuợc cho sử dụng sữa công thức từ thời điểm khá sớm (72% sử dụng trong tháng tuổi đầu tiên, 25% được sử dụng trong độ tuổi 1ừ 1-4 tháng )
Có 32% trẻ được cho ăn dặm quá sớm ( trước 4 tháng tuổi ) và chỉ có 2% trẻ được cho ăn dặm vào đúng thời điểm theo khuyến cáo hiện nay (> 6 tháng tuổi ) . Thức ăn dặm cho trẻ đa phần do mẹ hoặc bà trực tiếp chế biến (90% ), có 62,1% chưa biết cách chế biến thức ăn dặm đúng cách (không đủ 4 nhóm thực phẩm, tỷ lệ các nhóm chất không cân đối, chỉ cho ăn nước không ăn luôn cả xác thực phẩm) hoặc mua thức ăn chế biến sẵn .
Tỷ lệ phát triển thể chất trong các phương pháp nuôi dưỡng :
Trong số các trẻ chưa ăn dặm ( 138 trẻ ) tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong nhóm trẻ không được bú mẹ có phần vượt trội hơn nhóm trẻ có được bú mẹ (11,1% so với 6,8% )
Trong nhóm trẻ được ăn dặm song song sữa , nhóm trẻ bú mẹ có tỷ lệ suy dinh dưỡng hơi vượt trội hơn so với nhóm khác ( 11,1% so với 6,9%) vì lý do một số bé trong nhóm này được ăn dặm sớm hơn thời điểm quy định ( 36,7% ăn dặm trước 4 tháng tuổi ), chưa đến 50% bà mẹ biết cách cho con bú đúng nên cũng góp phần đẩy tỷ lệ suy dinh dưỡng của nhóm trẻ này hơi vượt hơn so với các nhóm khác.
Khảo sát tốc độ phát triển thể chất trong 3 tháng đầu tiên (toàn bộ trẻ đều chưa ăn dặm) nhận thấy tốc độ tăng cân của trẻ trong 3 tháng đầu ở những trẻ bú sữa công thức có phần vượt trội hơn nhóm sữa mẹ (81,5% so với 78,6%), kết quả này cũng phù hợp với những nghiên cứu trước cho thấy trẻ bú sữa công thức sẽ lên cân nhanh hơn trẻ bú mẹ. Tốc độ tăng chiều cao của 2 nhóm trẻ sữa mẹ và sữa công thức là tương đương nhau (>90%).
KẾT LUẬN : Trong nhóm nghiên cứu có 75% trường hợp có cho bú sữa mẹ nhưng tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi khá thấp (17,9 % ) vì nhiều lý do: kiến thức bà mẹ, hoàn cảnh kinh tế xã hội , bệnh lý mẹ kèm theo, núm vú khó ngậm bắt … , > 70% bà mẹ cho trẻ bú dặm thêm sữa công thức từ khá sớm, 32,1% trẻ được cho ăn dặm từ thời điểm khá sớm (< 4 tháng) và có đến 62.1 % bà mẹ không biết cách chế biến thức ăn dặm . Điều này đã góp phần làm tỷ lệ suy dinh dưỡng trong nhóm không được bú mẹ hoàn toàn ngày càng cao.
KIẾN NGHỊ : Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá cho trẻ trong 2 năm đầu đời nhất là trong 6 tháng đầu sau sanh, cần có chính sách tuyên truyền sữa mẹ phù hợp và tạo điều kiện cho bà mẹ để có thể cho con bú đến 6 tháng
ABSTRACT
SURVEYING NUTRITIOUS CONDITION OF INFANT UNDER 6 MONTHS OLD WHO IS FIRST VISIT THE NUTRITIONAL DEPARTMENT OF THE
Tran Thi Hoai Phuong, Nguyen Thi Kim Hoang, Nguyen Thi Kieu Thu, Nguyen Thi Thu Hau, Mai Quang Huynh Mai*
OBJECTIVE : Describe the epidemiological characteristic , feeding methods , physical developmental ratio for infant under 6 months old who is first visit the nutritional department of the Children Hospital 2 from 2008-2009
METHODS : Descriptive study
RESULTS : Only 17.9% case who has exclusively breastfeeding until 6 months old because of mother “s knowledge (44%) , maternal disease (36%) , social reason (comeback soon to work… ) (19%) … Only 25% case in which the baby was breatfed in 30 minutes after they were borned , 43% case the mother know the right method to feed the baby .In group who have used formula milk ( 192 case ) 72% case was given formula milk when they were in the first month , 25% in the age of 1-4 months old .In group who have complementary foods : 32% case given complementary foods in the early age ( <4 months old ) , only 2 % used in the right time ( >=6 months old ). 62.1% case was fed with poor complemententary food
Malnutrition ratio in group who was not fed with breast milk is a little higher than group with breast milk ( 11.1% so với 6.8% ) . The infant who had complementery food and breast milk have the malnutrition ratio a little higher than the other one because of the wrong time to have complementery food and the wrong way to have breastmilk
The rate of weight gain in breastfed infant in the first 3 months is a little lower than the other ones who use fomula milk ( 78.6% vs 81.5%) but the differences are not reportd between groups for (>90%)
CONCLUSION: 75% case who had breastfeeding but only 17.9% case who has exclusively breastfeeding until 6 months becasuse of mother “s knowledge , maternal disease, large nipple, social reason ( com back soon to work… ), >70% case was given formula milk when they were in the first month , 32% case was given complementary foods in the early age ( <4 months old ), 62.1% case was fed with poor complemententary food . All these reason lead to the condition that the malnutrition ratio in group who was not exclusively breastfeedine become higher than the other one
*Khoa Dinh Dưỡng-Bệnh viện Nhi Đồng 2
Địa chỉ liên lạc: Trần Thị Hoài Phương. Điện thoại: 0908435540. Email: phuongdinhduong2000@yahoo.com
Đăng bởi: Benh Vien Nhi Dong
Các tin khác