Bấm vào hình để xem kích thước thật

“Quả ớt” bị hẹp cái bao...

Ngày đăng:  31/05/2010

 
Lượt xem: 9605

Các bậc phụ huynh rất lo lắng khi thấy quý tử nhà mình đi tiểu rất khó, phải rặn rất mạnh, hoặc khi bé "bi bi" thì phần da ở đầu “quả ớt hiểm” cứ phồng to lên…

Thạc sĩ bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, chuyên khoa Tiết niệu sinh dục nhi khoa, bệnh viện Nhi Đồng 2, TP.HCM kết luận, với những miêu tả như trên thì đích thị là mấy cậu bé này có “quả ớt hiểm” bị hẹp bao da qui đầu.

“Chanh ớt” đôi khi cũng có chuyện

Chị Cao Thụy Minh Anh, mẹ bệnh nhi Hà Ngọc Quang Tuấn chia sẻ: "Lần đầu sinh là con gái, thấy chăm sóc vệ sinh phức tạp nên tưởng con trai đơn giản hơn vì chỉ có mỗi hai trái chanh với quả ớt hiểm nhỏ xíu. Mỗi khi thấy "trái ớt" của thằng nhỏ thắng đứng là biết sắp tè rồi. Ai dè đến khi cu cậu 3 tuồi, tự dưng thấy con đi tiểu khó, phải rặn đỏ cả mặt. Sợ quá, chị đành phải đưa bé đi khám, mới biết con bị hẹp bao qui đầu, là hiện tượng lớp da bao qui đầu dương vật không thể kéo xuống được, có thể ví dụ như là trái chuối chưa lột được lớp vỏ ngoài.

ThS.BS Ngọc Thạch cho biết, hẹp bao qui đầu là một trong những nguyên nhân khiến trẻ được cha mẹ đưa đến bệnh viện nhiều nhất, mỗi năm có khoảng 7.000-10.000 ca được khám và điều trị.

 

Hẹp sinh lý, hẹp bệnh lý

Khi biết con trai mình bị hẹp bao qui đầu thì các ông bố bà mẹ thường suy nghĩ, băn khoăn: phải làm gì đây, có nên cắt bao qui đầu cho con hay không? Theo ThS.BS Ngọc Thạch thì hẹp bao qui đầu có thể là hẹp sinh lý hoặc hẹp bệnh lý. Hẹp bao qui đầu sinh lý là hiện tượng bao qui đầu dính với qui đầu một cách tự nhiên để bảo vệ qui đầu và lỗ tiểu lúc trẻ mới sinh ra. Đa số bé trai mới sinh (96%) đều có hẹp bao qui đầu sinh lý, đến 3 tuổi, tỉ lệ này giảm dần xuống còn 10% và giảm xuống còn 1% lúc 14 tuổi. Còn hẹp bao qui đầu bệnh lý (hẹp thứ phát, mắc phải do một lý do khác gây ra) là hẹp thực sự khi có sự hiện diện của sẹo xơ, được hình thành do viêm nhiễm tái phát nhiều lần. Đây chính là dạng hẹp bao qui đầu cần điều trị.

 

Biểu hiện khi bị...hẹp

ThS.BS Ngọc Thạch chia sẻ, khi trẻ bị hẹp bao da qui đầu thường có những biểu hiện như tiểu khó, phải rặn làm phồng bao qui đầu, tia tiểu bắn xa. Những bé nhỏ thường quấy khóc và đỏ mặt vì phải rặn mỗi khi đi tiểu, do phần chít hẹp làm lỗ tiểu của trẻ nhỏ nên cản trở bài xuất nước tiểu. Bao qui đầu của trẻ thường xuyên tấy đỏ và ngứa ngáy và thậm chí tiểu ra nước tiểu rất đục và hôi. Điều này cũng khiến trẻ có thói quen hay sờ mó, vọc bộ phận sinh dục của mình cho đỡ…ngứa ngáy. Lâu dần, cha mẹ , người thân nhìn bằng mắt thường cũng thấy kén bã màu trắng đục ở vùng qui đầu hoặc vòng xơ của bao qui đầu, ngay lỗ tiểu.

Theo ThS.BS Ngọc Thạch thì hẹp bao qui đầu ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây tích tụ các chất bẩn trong nước tiểu và dịch nhầy của đường tiết niệu đọng ở nếp da qui đầu. Điều này tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây viêm đường tiết niệu, có thể ảnh hưởng và gây nhiều biến chứng không tốt tới thận. Hẹp bao da quy đầu có thể được điều trị bảo tồn hoặc điều trị phẫu thuật.

Hiện nay, phương pháp điều trị không phẫu thật ngày càng hiệu quả để tránh các biến chứng phẫu thuật và phải nhập viện gây mê. Điều trị bảo tồn bằng cách nong nhẹ cho bao qui đầu của bé rộng ra và bôi kem có chất kháng viêm betametasone để làm mềm da và tránh phù nề sau nong.

Thông thường, bôi thuốc vào buổi sáng và tối thì nong sau tắm, lúc đó da qui đầu sẽ mềm mại, thời gian nong với thuốc có thể kéo dài đến 4 tuần. Kết quả điều trị rất tốt.

Với những trường hợp hẹp bao qui đầu thật sự do sẹo xơ, hay nhiễm trùng tiểu nặng hoặc nong nhiều lần thất bại thì phải cắt bao qui đầu. Khi trẻ có vấn đề về tiết niệu sinh dục thì phụ huynh nên đưa đến bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị tốt.

 

BÔI KEM ĐIỀU TRỊ HP QUI ĐẦU?

Phương pháp dùng kem điều trị hẹp qui đầu không quá phức tạp. Lần đầu, tại bệnh viện, sau khi gây tê tại chỗ, các bác sĩ dùng một ống sắt nhỏ hoặc kìm cong, nong tách phần dính giữa quy đầu và phần da bao bọc cho tới khấc quy đầu, rửa sạch bã và bôi trơn bằng thuốc.

 

Kỹ thuật này diễn ra nhẹ nhàng, không làm rách da, chảy máu. Toàn bộ thao tác được hướng dẫn lại cho người thân bệnh nhân tự làm  ở nhà hai lần/ngày. Thực hiện liên tục 1 tháng, da quy đầu sẽ tách ra, mở rộng.   

Đăng bởi: Khoa Thận Niệu

[Trở về]

Các tin khác

Tắc ruột vì  14/01/2021