Viêm gan bí ẩn ở trẻ em: những điều biết và chưa biết
Ngày đăng: 26/05/2022
Lượt xem: 3590
Từ tháng 10/2021, CDC Hoa Kỳ đã có những báo cáo đầu tiên về 5 ca viêm gan cấp tính nặng ở trẻ em từ 1 đến 6 tuổi không phải do virus Hep A, B, hay C gây ra. Các ca này test dương tính với virus Adenovirus, một loại virus cảm thông thường rất hay gặp. Cả 5 em đều khỏe mạnh, không có bệnh nền, và đột nhiên bị viêm gan cấp tính rất nặng. Cả 5 bé đều phục hồi tốt.
Ngày 6/5, CDC Hoa Kỳ tiến hành điều tra về việc số ca viêm gan bí ẩn ở trẻ em đang tăng tăng nhanh tại Hoa Kỳ. Theo đó, đến thời điểm hiện tại đã có hơn 109 ca viêm gan chưa rõ nguyên nhân tại 25 tiểu bang. Đa số các bệnh nhân bị viêm gan nặng, phải nhập viện, một số ca cần ghép gan và có 5 ca tử vong. Vì vậy, CDC Hoa Kỳ đã gửi thông báo đến các bệnh viện và phòng khám, đề nghị báo cáo lên CDC nếu có những ca viêm gan chưa rõ nguyên nhân.
Sau đó, các báo cáo về số ca viêm gan không rõ nguyên nhân tại Hoa Kỳ từ từ tăng dần. Đáng lưu ý trong đó trên 50% số ca có liên quan đến Adenovirus. Khoảng 90% ca viêm gan loại này ở trẻ em phải nhập viện, 14% số ca cần phải ghép gan, và 5 ca tử vong. Tại Anh Quốc, số ca tăng lên 163, trong đó có hơn nửa số ca dương tính với Adenovirus. Khắp thế giới, số ca tăng lên 300 ca, và hơn nửa trong số đó có dương tính với Adenovirus.
Adenovirus là gì?
Adenovirus, là virus DNA, có gần 100 loại, trong đó loại 41 được xem là có thể liên quan đến viêm gan này. Adenovirus thường gây ra cảm thường, với các triệu chứng như sốt, đau cổ họng, viêm phế quản, mắt đỏ hay đau bụng tiêu chảy. Adenovirus thường dễ lây lan qua đường hô hấp.
Chữa trị bệnh do Adenovirus gây ra thường là chữa triệu chứng vì bệnh cảm do Adenovirus thường tự hết chỉ sau vài ngày.
Viêm gan là gì?
Viêm gan là viêm sưng ở các tế bào gan. Bệnh này có thể có nhiều lý do, như uống quá nhiều rượu, gan nhiễm mỡ, hay tác dụng phụ của thuốc, hay do virus viêm gan siêu vi họ A, B, C, D, hay E, thậm chí do hệ miễn dịch các tế bào tấn công gan làm gan viêm sưng.
Tuy nhiên, viêm gan ở trẻ em là rất hiếm. Viêm gan ở trẻ em có liên quan đến Adenovirus lại càng khó hiểu hơn vì loại virus này ở khắp nơi. Đây là điều mà CDC Hoa Kỳ và các bác sĩ vẫn chưa hiểu hết về bệnh này.
Nhiều người lo ngại viêm gan bí ẩn ở trẻ em liên quan đến COVID -19, tuy nhiên, các bằng chứng hiện nay cho thấy không có sự liên quan giữa viêm gan ở trẻ em và COVID-19. CDC Hoa Kỳ cũng xác nhận các ca này không liên quan đến COVID-19.
Chữa trị viêm gan ở trẻ em hiện nay thế nào?
Cách tốt nhất chữa viêm gan là ngăn ngừa vì thường không có cách chữa trị hiệu quả một khi gan đã sưng viêm. Chữa viêm gan cấp tính chủ yếu là chữa trị hỗ trợ, tìm ra nguyên nhân chính (loại virus hay lý do khác) và chữa trị dứt điểm, và ghép gan nếu cần thiết. Chữa trị viêm gan cấp tính ở trẻ em cũng vậy. Trẻ em thường được chăm sóc trong hồi sức tích cực (ICU), điều trị hỗ trợ, theo dõi, và can thiệp ghép gan nếu cần thiết.
Cha mẹ nên làm gì?
- Nên nhớ là số ca này hiện nay rất ít. Cha mẹ không nên quá lo lắng. Cha mẹ tiếp tục theo dõi con em mình bình thường, đặc biệt lưu ý đến các triệu chứng sau đây
+ Mệt mỏi, biếng ăn, ói mửa, đau bụng, nước tiểu đậm, phân không có màu, đau khớp, và vàng da...
+ Cho bé chích vaccine đầy đủ.
+ Đưa trẻ đến cơ sở y tế có chuyên khoa Nhi ngay cả khi có những quan ngại về sức khỏe của bé.
+ Dạy trẻ vệ sinh sạch sẽ như rửa ray, không dụi mắt, tránh tiếp xúc với người bệnh.
Bộ Y tế yêu cầu giám sát bệnh viêm gan cấp tính bí ẩn ở trẻ em
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Pasteur TP.HCM, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên về việc tăng cường giám sát bệnh viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân.
Cục Y tế dự phòng đề nghị các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur tập trung thực hiện theo dõi chặt chẽ, tổng hợp tình hình, phân tích dịch tễ bệnh viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân trên thế giới.
Đồng thời, các đơn vị phối hợp với địa phương lấy mẫu, xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân và báo cáo ngay những trường hợp bất thường, đánh giá nguy cơ, đề xuất các biện pháp phòng chống tại Việt Nam.
Nguồn: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM
Đăng bởi: Hân Nguyễn
Các tin khác
Hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em 16/06/2024
Xử trí đúng trong sơ cứu đuối nước ở trẻ em 12/08/2023