Tự ý đắp lá vào vết thương rắn cắn, bé trai bị nhiễm trùng nặng
Ngày đăng: 25/08/2022
Lượt xem: 2502
BS.CK2 Vũ Hiệp Phát -Trưởng khoa Cấp cứu bệnh viện cho biết, bé đang được thay huyết thanh kháng nọc rắn và điều trị tích cực tại vị trí nhiễm trùng.
Mới đây, bé Đ.H. (sinh năm 2009) vừa nhập viện trong tình trạng đi tiêu ra máu, vết thương sưng và bầm tím vì bị rắn cắn. Thông tin từ người nhà, bé H. gặp nạn vào khoảng 20 giờ, ngày 23.08.2022 khi đang đi bắt cua tại con suối gần nhà, không may bị rắn cắn vào gót chân phải. Con rắn đã được người nhà bé H. bắt lại và tiêu hủy ngay sau đó. Về phần H., bé được đắp lá cây (không rõ tên) lên vết thương.
Cận cảnh phần vết thương ở gót chân phải của bé H.
Sau hơn một ngày điều trị tại nhà, bé không thuyên giảm và được người nhà chuyển lên bệnh viện Nhi Đồng 2. Tại đây, các bác sĩ phải khai thác từ gia đình nhằm xác định đúng loại rắn đã cắn bé H. và tìm huyết thanh phù hợp để điều trị tích cực.
Trước nhiều trường hợp trẻ nhập viện muộn, gây nguy hiểm tính mạng vì người thân tự ý đắp các loại lá lên vị trí rắn cắn. Bác sĩ Phát khuyến cáo, phụ huynh tuyệt đối không nên dùng các loại lá đặt lên vết thương. Điều này có thể dễ dẫn đến nhiễm trùng, nên phụ huynh hãy đưa bé vào cơ sở y tế để kịp thời truyền thuốc kháng nọc rắn.
Bệnh viện lưu ý phụ huynh khi phát hiện con bị rắn cắn, không nên:
- Cột ga-rô: sẽ gây thiếu máu nuôi phía chi bên dưới.
- Cắt lể, nặn máu hay hút nọc độc: sẽ gây nhiễm trùng, chảy máu tại chỗ và tăng hấp thu nọc độc.
- Đắp lá hay rễ cây có thể gây nhiễm trùng vết thương.
(Tham khảo lưu ý xử trí từ: http://www.benhviennhi.org.vn/news/detail/2434/Dieu-tri-thanh-cong-truong-hop-bi-ran-cham-quat-can.html )
Đăng bởi: Nguyễn Tâm
Các tin khác
Bệnh viện Nhi đồng 2 sẵn sàng phối hợp cùng ngành Y tế tỉnh Thanh Hóa trong chăm sóc sức khỏe trẻ em 25/10/2024
Bệnh viện Nhi đồng 2 thực hiện nội soi phế quản phát hiện trường hợp u ác phế quản phổi hiếm gặp 24/10/2024
Điều kỳ diệu của cuộc sống 17/10/2024