Hẹp bao qui đầu ở trẻ 1,5 tuổi
Ngày đăng: 12/05/2011
Lượt xem: 11049
Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ. Cháu trai nhà em đã được 1.5 tuổi( cháu sinh 01/01/2010),thời gian trước mỗi khi cháu đi tiểu thi em thấy cháu phải gòng mình và đầu dương vật phòng lên tuy nhiên e thấy tia nước tiểu phun ra cũng lớn.Một tháng trở lại đây, mỗi lần cháu đi tiểu thì em thấy đầu dương vật phòng lên nhiều, tia nước tiểu phun ra không được nhiều ( giống như đầu ống nước mà bị mình bóp đầu lại.Ngay tối hôm nay em thấy đầu dương vật của cháu bị chảy máu dính ướt ở quần.Vo chồng em rất lo.Nhờ bác sĩ tư vấn cách điều trị cho cháu giúp vc em và cháu bị như vậy thì có bị ảnh hưởng đến sau này không?
Anh Nguyen
Trả lời:
Anh Nguyên thân mến
Theo những triệu chứng mà anh mô tả thì chúng tôi nhận định là bé bị hẹp da qui đầu và hẹp rất khít ókèm thêm viêm nhiễm phần da qui đầu nên có dính chút ít máu. Hẹp bao da quy đầu là tình trạng da quy đầu không tuột khỏi qui đầu được. Hẹp bao da quy đầu gồm 2 trường hợp là hẹp bao qui đầu sinh lý hoặc hẹp bệnh lý:
+ Hẹp sinh lý là bao qui đầu dính với qui đầu một cách tự nhiên để bảo vệ qui đầu và lỗ tiểu lúc trẻ mới sinh ra. Đa số bé trai mới sinh (96%) đều có hẹp bao qui đầu sinh lý, đến 3 tuổi, tỉ lệ này giảm dần xuống còn 10% và giảm xuống còn 1% lúc 14 tuổi.
+ Hẹp bệnh lý ( hẹp thứ phát, mắc phải ) là hẹp thực sự khi có sự hiện diện của sẹo xơ. Sẹo xơ được hình thành là do viêm nhiễm tái phát nhiều lần ở những bao qui đầu bình thường hoặc bao qui đầu dài. Đây chính là dạng hẹp bao qui đầu cần điều trị.
Trẻ bị hẹp bao da quy đầu thường có những biểu hiện sau:
-Tiểu khó, phải rặn làm phồng bao qui đầu, tia tiểu bắn xa.
-Những bé nhỏ thường quấy khóc và đỏ mặt vì rặn mỗi khi đi tiểu.
- Do phần do chít hẹp làm lỗ tiểu của bé nhỏ cản trở bài xuất nước tiểu nên bao qui đầu của trẻ thường xuyên tấy đỏ và ngứa ngáy. khiến trẻ có thói quen hay vọc bộ phận sinh dục của mình.
- Nhìn thấy kén bã màu trắng đục ở vùng quy đầu hoặc vòng xơ của bao qui đầu ngay lỗ tiểu.
Hẹp bao da quy đầu có thể được điều trị bảo tồn hoặc điều trị phẫu thuật tùy theo nhận định của từng bác sĩ. Đối với trẻ nhỏ hơn 3 tuổi thì thường điều trị bảo tồn bằng cách nong nhẹ cho bao qui đầu của bé rộng ra và thoa kem có chất kháng viêm để làm mềm da và tránh phù nề sau nong. Còn những trường hợp hẹp bao qui đầu thật sự do sẹo xơ, hay nhiễm trùng tiểu nhiều lần hay sau nong nhiều lần thất bại thì có chỉ định cắt bao qui đầu. Ngoài ra, bao qui đầu còn được cắt theo yêu cầu của cha mẹ bệnh nhi vì lý do tôn giáo, phong tục.
Do đó, nếu được chị nên cho bé đến khám tại phòng khám số 7 của bệnh viện để được khám và tư vấn rõ hơn.
Thân ái
Trả lời bởi: BS Trương Anh Mậu, khoa ngoại NĐ 2
Các tin khác
Gãy xương lồi cầu ngòa 14/05/2016
Phẫu thuật lõm ngực 12/05/2016
Nhọt tụ mủ vùng da đầu 11/05/2016
Rốn lồi và khối phồng ở bẹn ở trẻ 2 tháng 09/05/2015
Bé 5 tháng tia tiểu nhỏ hơn lúc trước 07/05/2015
Tinh hoàn ẩn 2 bên ở trẻ 8 tháng 04/05/2015