Bấm vào hình để xem kích thước thật

PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ

Ngày đăng:  23/10/2009

 
Lượt xem: 10837

 

 

PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ
 
 
ĐỊNH NGHĨA:
 
Đau mắt đỏ là bệnh viêm kết mạc cấp, rất dễ lây lan trong cộng đồng tạo thành dịch, thường vào mùa mưa. Bệnh thường tự hết sau một tuần, không để lại di chứng.
 
NGUYÊN NHÂN:
 
Do nhiễm khuẩn từ gió, bụi,ánh sáng, dị ứng thuốc, côn trùng… hoặc tiếp xúc với người bị đau mắt
 
TRIỆU CHỨNG:
 
- Ngứa, cộm, chói, đau nhức, đỏ mắt, sợ ánh sáng, chảy nước mắt và tiết nhiều dử(ghèn) mắt màu vàng hoặc vàng xanh đọng thành cục rất dính nên bệnh nhân có thể bị dính hai mi mắt vào buổi sáng.
- Thường bắt đầu từ một mắt rồi lây sang mắt còn lại sau vài ngày.
- Mi mắt sưng nề, kết mạc phù nề, xuất huyết dưới kết mạc.
- Khó nhìn nhưng không giảm thị lực.
- Có thể sốt nhẹ, sưng hạch góc hàm hoặc hạch sau tai, họng đỏ…
 
ĐƯỜNG LÂY LAN CỦA BỆNH:
 
Virus có nhiều trong nước mắt và dử mắt của người bệnh nên có thể lây qua:
- Vật dụng sinh họat: dùng chung khăn; thau rửa mặt, bệnh nhân dùng tay dụi mắt rồi cầm nắm đồ vật dùng chung, hoặc lây qua bể bơi; ruồi trung gian.
- Đường nước bọt: do nước mắt tiết ra thóat qua lệ đạo xuống mũi họng khi nói chuyện, ho, hắt hơi virus sẽ theo nước bọt lây lan cho người khác.
 
ĐIỀU TRỊ:
 
- Nên đến khám ở các cơ sở y tế.
- Không tự ý mua thuốc để nhỏ mắt.
- Điều trị thuốc theo toa, dinh dưỡng, bổ sung vitamin nhóm B, C.
 
PHÒNG BỆNH:
 
- Giữ vệ sinh sạch sẽ, đi đường đeo kính, nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý (Natrichlorua 9‰)
- Thường xuyên rửa tay bằng xà bông và đặc biệt phải rửa tay kỹ trước khi sờ vào vùng mắt mũi.
- Không dùng chung thuốc nhỏ mắt.
- Khi bị bệnh phải có ý thức phòng lây nhiễm cho người khác: dùng riêng khăn, đeo kính và khẩu trang, hạn chế đến nơi đông người, rửa tay trước khi dùng đồ vật chung.
- Khi có người trong gia đình bị bệnh cần cách ly.


 

Đăng bởi: KHOA HỒI SỨC

[Trở về]

Các tin khác