Bấm vào hình để xem kích thước thật

CHIẾN LƯỢC DÀNH CHO TRẺ BIẾNG ĂN

Ngày đăng:  06/05/2014

 
Lượt xem: 33420

Trẻ biếng ăn là mối lo lắng của cha mẹ vì chúng chỉ ăn một loại thức ăn cố định và từ chối những loại thức ăn khác hay trẻ cảm thấy khó chịu với cấu trúc và mùi vị của  thức ăn. Trẻ  sẽ rất lo lắng khi đến giờ ăn vì vậy trẻ  có những hành vi  như lắc đầu, nhè ra, kéo dài bữa ăn... Để giới thiệu thức ăn mới cho trẻ được thành công, việc thay đổi từ từ và thích hợp rất quan trọng.

Theo mốc phát triển quá trình ăn uống bình thường của trẻ thì trẻ ở 6 tháng tuổi sẽ ăn thức ăn nhuyễn không lợn cợn. Khi được 7-8 tháng tuổi, trẻ vẫn ăn thức ăn xay nhưng vẫn còn lợn cợn và đây là giai đoạn trẻ bắt đầu tập nhai. Lên 9 tháng tuổi trẻ ăn  thức ăn có thể nhai được và những loại thức ăn có cấu trúc cứng giòn kích thước nhỏ ( ví du: chuối, phomai, thịt băm...). Và ở 12 tháng tuổi, trẻ có thể ăn được thức ăn như trẻ lớn, trẻ bắt đầu học cách tự sử dụng ly và muỗng.

    Vì vậy cha mẹ cần phải quan tâm khi trẻ đã 1 tuổi mà vẫn còn uống bằng bình hay chỉ ăn duy nhât thức ăn xay hoặc là từ chối toàn bộ một nhóm thức ăn.

Chiến lược được đặt ra ở đây là gì?

      Phải giúp trẻ chấp nhận thức ăn mới ( tức là những thực phẩm dinh dưỡng mà gia đình muốn bổ sung thêm cho trẻ ). Phương pháp này yêu cầu trẻ được tiếp xúc với thức ăn mới qua các giác quan: nhìn, sờ, ngửi, nếm. Miệng là cơ quan hết sức nhạy cảm đối với trẻ biếng ăn vì vậy trước khi cho trẻ đưa thức ăn vào miệng hãy để trẻ nhìn, sờ và khám phá thức ăn đó. Tức là thức ăn mới sẽ được phơi bày ra trước mắt trẻ, cha mẹ trẻ sẽ làm mẫu và khuyến khích trẻ chạm vào thức ăn bắt đầu từ ngón tay lên đến lòng bàn tay - cánh tay – vai – má – xung quanh miệng.  Nếu trẻ chịu đựng được hoặc tỏ ra thích thú với những hoạt động trên có nghĩa là thức ăn mới đã dần dần đến gần với miệng của trẻ hơn nhưng không vội vàng đưa ngay vào miệng của trẻ mà phải để trẻ trải nghiệm thêm về mùi vị của thức ăn bằng cách ngửi, nếm và đến lúc này trẻ sẽ  cảm thấy thật dễ dàng để ăn chúng. Tốt nhất nên tổ chức thành các trò chơi với thức ăn, ví dụ: nấu ăn, vẽ bằng thức ăn...

      Để thực hiện chiến lược trên hiệu quả hơn cha mẹ nên cho trẻ ăn đúng giờ và ngồi trên bàn, không cho trẻ xem ti vi để tránh xao nhãng. Trẻ phải  ăn chung với gia đình để trẻ cảm nhận được những thức ăn mà ba mẹ chúng đang ăn không có độc hại hay đáng sợ như  chúng nghĩ,  vị trí  ngồi chắc chắn, an toàn. Nếu trẻ không tự ăn một mình thì phải cho trẻ làm quen với các dụng cụ ăn uống ( ly,chén,muỗng..). Sắp xếp bữa ăn phụ và bữa ăn chính có một khoảng cách  thời gian hợp lý để trẻ có thời gian tiêu hóa thức ăn.  Trước khi thực hiện mọi hoạt động  với trẻ cha mẹ phải thông báo cho trẻ biết, ví dụ: khi giới thiệu một loại thức ăn mới như là “táo” chẳng hạn hãy nói với trẻ “ nhìn nè, hôm nay chúng ta ăn táo, chúng ta sẽ nhai táo” hoặc giới thiệu về cấu trúc, mùi vị, màu sắc qua hình ảnh trái táo. Khi trẻ đã có những dấu hiệu nôn, ọe hoặc lắc đầu không muốn ăn thì cha mẹ không nên ép trẻ ăn bằng mọi cách, vì khi làm như vậy trẻ sẽ cảm thấy việc ăn uống là  một việc làm quá sức và kinh khủng.Một số trẻ khác có vấn đề về cảm giác với âm thanh hoặc  ánh sáng thì gia đình sẽ điều chỉnh môi trường trong nhà sao cho phù hợp với trẻ. Có thể thực hiện một số trò chơi massage vùng miệng hoặc vận động môi lưỡi trước bữa ăn, ví dụ:  dùng lưỡi đếm răng, chắt lưỡi, tạo các âm thanh  tiếng bò kêu “ ụm”, tiếng rắn  “ sì”,  dùng khăn lông hay ngón tay  hoặc là con vật chạm vào tạo áp lực nhẹ lên vùng môi và má và yêu cầu trẻ đoán là vật gì.

        Cha mẹ phải kiên trì và giúp trẻ thực hành hằng ngày sau khi gặp chuyên viên Âm ngữ trị liệu của khoa Vật Lý Trị Liệu hướng dẫn.

Đăng bởi: CN.Nguyễn Châu Tuyết Như-Khoa VLTL

[Trở về]

Các tin khác