Yếu tố tiên đoán nhiễm vi khuẩn nặng ở trẻ dưới 36 tháng tuổi
Ngày đăng: 10/06/2010
Lượt xem: 7920
Lê Hoàng Ninh*, Hoàng Thị Diễm Thúy**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định giá trị của các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng trong nhiễm vi khuẩn nặng ở trẻ từ 1 đến 36 tháng có biểu hiện sốt được nhập viện Nhi Đồng 2 thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 01 đến tháng 8 năm 2004.
Phương pháp: Cắt ngang và tính các giá trị độ nhạy, độ đặc hiệu của các dấu hiệu. Tổng số bệnh nhi : 502 trẻ.
Kết quả: Cho thấy khi kết hợp dấu hiệu lâm sàng bao gồm rối loạn tỉnh thức, rối loạn hành vi, thời gian hồi sắc da kéo dài trên 2 giây và sốt trên 39 05C; với các xét nghiệm bao gồm số lượng bạch cầu ≥ 15 000/mm3 và CRP ≥ 20 mg/l làm tăng các giá trị cuả test chẩn đoán trong nhiễm vi khuẩn nặng
Kết luận: Những dấu hiệu này là các dấu hiệu dễ làm ở phòng khám, việc kết hợp các dấu hiệu này sẽ một mặt giúp giảm bỏ sót nhiễm khuẩn nặng, mặt khác giúp giảm tình trạng nhập viện “thừa”, môt trong những nguyên nhân hàng đầu của quá tải bệnh viện.
SUMMARY
PROGNOSTIC PREDICTORS OF SEVERE BACTERIAL INFECTIONS IN CHILDREN UNDER 36 MONTHS OF AGE HOSPITALIZED IN NHI DONG 2 HOSPITAL FROM 01 TO 08/2004
Le Hoang Ninh, Hoang Thi Diem Thuy
Objectives: Identifying of symptoms and signs of high sensitivity and specificity in severe bacterial infections in children fewer than 36 months of age hospitalized in Nhi Dong 2 hospital from 01 to 08/2004
Methods: Cross-sectional studying with calculating of sensitivity and specificity of some signs and symptoms of 502 children.
Results: The combination of one of these signs such as disturbance of consciousness, comportment trouble, increasing of recirculation time duration, degree of fever; with white blood cells ≥ 15 000/mm3 or CRP≥ 20 mg/l are of high sensitivity and specificity.
Conclusion: These signs and tests are easy to find out and perform in the visiting room. Thus, clinicians can use this screening for identifying severe bacterial infection in out- patients. This fact should also reduce improper hospitalization, one of the frequent causes of hospitalization “overload”.
(*) : Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
(**) : Trung tâm Đào Tạo Cán Bộ Y Tế TP. Hồ Chí Minh
Đăng bởi: Phòng Chỉ Đạo Tuyến
Các tin khác
Điều trị bệnh Tay Chân Miệng biến chứng nặng 13/02/2014