HẠ THÂN NHIỆT TRẺ SƠ SINH
Ngày đăng: 04/11/2009
Lượt xem: 99762
I. NGUYÊN NHÂN:
- Phòng sanh không đủ ấm
- Trẻ sơ sinh bị ướt , hay không mặc quần áo
- Trẻ ở trần ngay sau cân và tắm
- Cho trẻ bú mẹ chậm sau nhiều giờ
- Trẻ bú kém làm giảm sản xuất nhiệt dẫn đến hạ thân nhiệt
II. CƠ CHẾ:
- Mất nhiệt do 4 cơ chế chính: do dẫn nhiệt, do bốc hơi, do đối lưu, do bức xạ nhiệt.
- Mất nhiệt theo chiều gradient từ nơi ấm đến nơi lạnh hơn.
- Mất nhiệt nhanh hơn khi có nhiều hơn một cơ chế.
III. CÓ 3 MỨC ĐỘ :
- Nhẹ :360 -36,5o C
- Trung bình: 320 - 35o C
- Nặng :< 32 o C
- Hạ thân nhiệt kéo dài liên quan đến chậm phát triển và dễ bị nhiễm trùng
- Trẻ sơ sinh non tháng có nguy cơ hạ thân nhiệt cao hơn do khả năng điều nhiệt kém, tỷ lệ diện tích da bề mặt cơ thể lớn hơn, da mỏng, mô mỡ dưới da ít hơn.
- Hạ thân nhiệt làm tăng tiêu thụ oxygen, ngưng thở, cao áp phổi, rối loạn chuyển hoá, hạ đường huyết.
- Dấu hiệu sớm của hạ thân nhiệt là toàn thân lạnh ít cử động bú yếu , khóc yếu
- Hạ thân nhiệt nặng : mặt chi đỏ , cứng bì vùng lưng chi , lừ đừ thở nông không đều nhịp tim chậm hạ đường huyết, xuất huyết nội suy hô hấp tử vong
IV. NHỮNG DẤU HIỆU CẦN THEO DÕI KHI TRẺ BỊ HẠ THÂN NHIỆT:
- Nhịp tim nhanh, có thể rối loạn nhịp tim.
- Hạ huyết áp.
- Độ bảo hoà oxy giảm.
- Suy hô hấp diễn tiến xấu hơn
- Toan nặng hơn
- Hạ đường huyết.
v Cần nhớ: Ngăn hạ thân nhiệt xảy ra lúc nào cũng dễ dàng hơn nhiều so với việc phải giải quyết hậu quả của hạ thân nhiệt.
V. XỬ TRÍ :
- Khi phát hiện trẻ bị hạ thân nhiệt phải mặc quần áo đủ ấm hoặc quấn trẻ bằng vải mềm khô sạch , nhiệt độ phòng 250 -28 oC và phải tránh gió lùa
- Tiếp tục cho trẻ ăn để cung cấp năng lượng ,cho trẻ bú mẹ càng sớm càng tốt (nếu trẻ không bú được phải nuôi ăn qua sonde)
v Bệnh viện:
- Tùy thuộc vào 3 mức độ hạ thân nhiệt
- Khi nhiệt độ 36 0 C trẻ tiếp xúc da qua da , cho nằm gần mẹ (nhiệt độ 25 0 - 28 0 C )
- Quấn trẻ bằng vải mềm ấm đắp chăn cho trẻ, dùng lò sưởi nếu phòng lạnh
- 32 0 C – 35 0 C : Đặt bé dưới đèn sưởi ấm, nhiệt độ 35 0 – 360 C dùng nệm chứa nước ấm , quá trình làm ấm phải được liên tục đánh giá tình trạng bé sau mỗi giờ để điều chỉnh nhiệt độ thích hợp
- Hạ thân nhiệt < 32 0 C dùng nệm sưởi ấm 37 0- 38 0 C, cho trẻ nằm lồng ấp điều chỉnh nhiệt độ 35 0 - 36 0 C , tiếp tục cho trẻ ăn để cung cấp đủ năng lượng đề phòng hạ đường huyết , cần kiểm tra nhiệt độ lồng ấp mỗi giờ
v Tại nhà :
- Cho trẻ tiếp xúc da qua da đặt trẻ nằm trên ngực mẹ mặc áo đã được cới cúc phía trước , quấn tả , đội mủ , và đi tất
- Phủ áo mẹ và đắp thêm mềm cho trẻ
- Kiểm tra nhiệt độ mỗi 1 giờ /lần cho đến khi thân nhiệt trẻ bình thường
- Phải đảm bảo nhiệt độ trong phòng làm ấm cho trẻ phải ít nhất là 25 0 C
- Nếu sau 2 giờ thân nhiệt của trẻ không đạt từ 36 0 C trở lên thì phải đánh giá trẻ lại
- Nếu trẻ lừ đừ không bú cho trẻ nhập viện , chú ý phải giữ nguyên tư thế ủ ấm cho trẻ
Đăng bởi: khoa sơ sinh
Các tin khác
Các Bệnh Về Da Ở Trẻ Sơ Sinh 11/07/2023
Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ 24/08/2020
Cảnh giác với uốn ván rốn sơ sinh 18/06/2020
Chăm sóc trẻ sinh non tại nhà 07/01/2020
Trẻ sơ sinh non tháng 25/06/2019
Viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh 19/04/2019
Nhiễm trùng sơ sinh & những điều cần biết 19/04/2019