Vàng da ở trẻ sơ sinh
Ngày đăng: 23/09/2013
Lượt xem: 88032
Vàng da là biểu hiện do chất bilirubin trong máu thấm vào da, có thể là bình thường hoặc là bệnh lý.
Trẻ sơ sinh vàng da khi lượng bilirubin trong máu tăng cao.
Thường gặp ở trẻ sinh non (gần 80%), ở trẻ đủ tháng (khoảng 25 % - 50%).
ĐẶC ĐIỂM VÀNG DA:
- Vàng da bình thường (vàng da sinh lý):
- Xuất hiện 2 – 3 ngày sau sinh.
- Vàng da nhẹ ở mặt, ngực.
- Trẻ vẫn khỏe, bú tốt, tăng cân tốt.
- Tiêu phân vàng.
- Thường tự khỏi sau 1 tuần.
- Vàng da bệnh lý :
- Xuất hiện sớm trong 24 giờ đầu sau sinh.
- Vàng da nhiều, tăng nhanh.
- Trẻ không khỏe, có thể kèm theo gan lách to.
- Tiêu phân bạc màu.
- Thời gian vàng da kéo dài hơn.
NGUYÊN NHÂN VÀNG DA BỆNH LÝ:
- Tán huyết: xảy ra sớm ngày 1 – 2, ít gặp.
- Bất đồng nhóm máu mẹ và con.
- Tán huyết miễn dịch.
- Thiếu men G6PD
- Từ ngày 3 đến ngày 10, do :
- Nhiễm trùng rốn, nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết.
- Đa hồng cầu, bướu máu, bướu huyết thanh.
- Chậm tiêu phân su, teo tắc ruột.
- Kéo dài ( thường trên14 ngày) :
- Do sữa mẹ (thường gặp)
- Bệnh gan
- Tắc mật.
- Suy giáp bẩm sinh.
- Bệnh chuyển hóa.
DI CHỨNG CỦA VÀNG DA DO TĂNG BILIRUBIN GIÁN TIẾP:
- Bệnh lý não thoáng qua:
Là tình trạng ngộ độc do tăng bilirubin sớm, thoáng qua. Biểu hiện lâm sàng là ngủ lịm nhiều.
- Vàng da nhân:
Là bệnh lý não do tăng bilirubin không được điều trị sẽ diễn tiến tổn thương thần kinh vĩnh viễn là vàng da nhân. Biểu hiện:
- Giai đoạn 1: xuất hiện trong những ngày đầu tiên, trẻ ngủ gà, giảm trương lực cơ, bú kém, khóc thét.
- Giai đoạn 2: xuất hiện sau hay trong tuần lễ đầu tiên, trẻ bỏ bú, tăng trương lực cơ, ưỡn cổ và thân, sốt, co gồng, co giật, chết trong cơn ngưng thở.
- Giai đoạn 3: xuất hiện sau 1 tuần, di chứng, tăng trương lực cơ, hôn mê, co giật, bất thường thị giác và thính giác.
HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN TRẺ VÀNG DA:
- Không cho trẻ nằm trong buồng tối.
- Quan sát màu da trẻ hàng ngày dưới ánh sáng mặt trời.
- Mang trẻ đến cơ sở y tế khám ngay khi thấy màu da trẻ vàng.
CHĂM SÓC TRẺ VÀNG DA TẠI NHÀ:
- Cho trẻ tắm nắng mỗi sáng.
- Tiếp tục cho trẻ bú mẹ, bú nhiều hơn.
- Tái khám mỗi ngày cho đến khi trẻ hết vàng da (thường 1 tuần)
- Theo dõi sát diễn tiến vàng da .
- Theo dõi để phát hiện sớm các dấu hiệu của vàng da nặng như: ngủ gà, bỏ bú, giảm hay tăng trương lực cơ, khóc thét, sốt, co gồng giât….
- Cần cho trẻ đi khám bác sĩ nhi sớm khi trẻ có vàng da tắng hơn, hoặc có biểu hiện của vàng da nặng.
Đăng bởi: Khoa Hồi Sức
Các tin khác
Các Bệnh Về Da Ở Trẻ Sơ Sinh 11/07/2023
Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ 24/08/2020
Cảnh giác với uốn ván rốn sơ sinh 18/06/2020
Chăm sóc trẻ sinh non tại nhà 07/01/2020
Trẻ sơ sinh non tháng 25/06/2019
Viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh 19/04/2019
Nhiễm trùng sơ sinh & những điều cần biết 19/04/2019