Bấm vào hình để xem kích thước thật

Trẻ có khó khăn về phát âm

Ngày đăng:  15/06/2009

 
Lượt xem: 27771

 

Mất ngôn ngữ : Là những trẻ đã có ngôn ngữ, sau đó do một nguyên nhân nào đó trẻ không còn hoặc giảm thiểu khả năng nghe hiểu thì trẻ đó thuộc dạng mất ngôn ngữ cảm thụ. Nếu trước đây trẻ đã nói được nhưng vì nguyên nhân nào đó nay không còn hoặc giảm thiểu khả năng nói, thì trẻ đó thuộc dạng mất ngôn ngữ biểu đạt.

Không có ngôn ngữ : Nếu trẻ chưa bao giờ nghe hiểu lời nói của người khác hoặc hiểu rất ít (kể cả tiếng nói của người thân) thì đó là trẻ không có ngơn ngữ cảm thụ. Nếu trẻ nghe hiểu chút ít nhưng không có khả năng nói thì trẻ đó thuộc loại không có ngôn ngữ biểu đạt .

 

- Mất ngôn ngữ và không có ngôn ngữ là hai loại khó khăn nặng do bị tổn thương thần kinh trung ương. Vì thế việc phục hồi và phát triển ngôn ngữ cho những trẻ này rất khó khăn.

- Nói lắp : Nếu trẻ vẫn có khả năng nghe, hiểu tốt nhưng khi nói trẻ thường lặp đi lặp lại nhiều lần một âm, một từ hay một cụm từ hoặc có những chỗ ngắt, nghỉ, giật vô cớ trong chuỗi lời nói.

- Ta cần tìm hiểu: nói lắp xuất hiện thế nào? Trong hoàn cảnh nào? Những yếu tố có liên quan đến sự xuất hiện nói lắp là: ốm đau, quá sợ hãi, xúc động, bị hắt hủi, chấn thương tâm lý, suy nhược cơ thể... Trước khi xuất hiện nói lắp khả năng nói thế nào? Nói lắp xuất hiện từ từ hay đột ngột? Thường xảy ra trong tình huống nào? Ở những vị trí nào trong cấu trúc của âm tiết, từ, câu?

- Nói khó : là những trẻ khi nói phát âm rất khó khăn, nước dãi chảy liên tục và các cơ của bộ phận phát âm bị co cứng, có khi kéo theo sự co cứng cả cơ mặt, cổ hoặc tứ chi

- Nói ngọng : là trẻ nghe, hiểu tốt nhưng thường không có khả năng phát âm đúng những âm chuẩn. Sau khi xác định trẻ nói ngọng, cần phân loại rõ những âm ngọng cụ thể (theo thành phần âm tiết).

- Rối loạn giọng điệu: Là trẻ có khả năng nghe, hiểu tốt, nhưng khi nói trong các môi trường khác nhau, giọng nói bị khàn, khản, yếu, mất tiếng, tiếng nói đứt đoạn, hụt hơi, nói lào thào không rõ hoặc nói không thành tiếng.

- Rối loạn viết: Nếu trẻ thường xuyên viết sai thành quy luật thì trẻ đó có khó khăn về viết (tật viết sai).

- Rối loạn về đọc: Là trẻ không có khả năng đọc bài bằng chữ viết hoặc bằng chữ in, mặc dù nhìn vào bài vẫn hiểu nội dung và có thể trả lời bằng miệng (đây còn gọi là tật về đọc hay còn gọi là chứng mù đọc).

- Chậm nói : là ngôn ngữ của trẻ phát triển trễ so với bình thường.

-Trẻ sứt môi, hở vòm họng : Khi sinh ra, nếu môi hoặc vòm miệng của trẻ không liền mà tách ra thành những khe hở thì gọi là tật khe hở môi và vòm miệng (hàm ếch). Có thể có khe hở ở một phía hoặc hai phía.

Các mức độ rối loạn ngôn ngữ :

Nặng : Nói khó, không nói được, mất ngôn ngữ, mất giọng, nói lắp nặng hoặc sứt môi, hở hàm ếch.

Nhẹ : Nói ngọng , nói lắp, chậm nói, rối loạn giọng nói, đọc khó, viết khó.

Những nguyên nhân chính gây rối loạn ngôn ngữ :

Do môi trường ngôn ngữ và đặc điểm chăm sóc giáo dục.

Do bệnh tật, dùng thuốc, chấn thương.

Do khi mang thai nghén và sinh nở của người mẹ.

Do sự phát triển không bình thường về cơ thể và các giác quan.

Mỗi trẻ có một biểu hiện rối loạn khác nhau và cách trị liệu  trên mỗi trẻ cũng khác nhau. Nếu Quý phụ huynh nhận thấy con em mình có một trong những triệu chứng trên thì hãy nhanh chóng đưa các cháu đi thăm khám và điều trị kịp thời kịp lúc. Chúng tôi sẽ tư vấn cho phụ huynh và trị liệu cho trẻ.

 

          Xin vui lòng liên lạc với chúng tôi tại :

Khoa Vật lý Trị liệu, Bệnh viện Nhi Đồng 2

    số 14 Lý Tự Trọng Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh.

Đăng bởi: CN.GDĐB. Phạm Thị Rành - Khoa VLTL

[Trở về]

Các tin khác